Du Lịch Tân Trào

Một trong những khu địa chỉ đỏ nổi tiếng mà luôn được nhà trường lựa chọn đưa tới các bạn học sinh với mục đích  vui chơi, tham gia trải nghiệm lại vừa được học tập tìm hiểu về nên lịch sử văn hóa lâu đời không thể bỏ lỡ đó chính là khu  ATK Tân Trào Tuyên Quang. Nói tới đây, có bạn nào biết ATK là gì không nhỉ? Hôm nay chúng ta sẽ được đi tìm hiểu về ATK và cùng xem trong khu Khu di tích ATK Tân Trào có những gì nhé.

Đôi nét về di tích lịch sử ATK Tân Trào

Sau 30 năm ra đi tìm được cứu nước bôn ba ở nước ngoài, cuối cùng mùa xuân năm 1941 bác đã trở về quê hương trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam tại Hang Pác Bó, Cao Bằng. Ngày ấy, Bác đã sai đồng chí Võ Nguyên Giáp đi tìm một nơi có nhân dân đoàn kết một lòng yêu nước tốt, địa hình tốt, cơ sở cách mạng tốt và đặc biệt nhất phải là nơi nằm ở vị trí thuận tiện nhất để làm trung tâm liên lạc giữa ba miền Bắc, Trung, Nam và ra cả nước ngoài. Nghe theo lời Bác dặn, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi tìm và dừng chân tại mảnh đất Tân Trào, Tuyên Quang nơi hội tụ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Ngày 4-5-1945, Bác quyết định dời Pác Bó( Cao Bằng) sau 18 ngày đêm vượt núi rừng hiểm trở phòng địch tập kích ngày 21/5 /1945 Bác mới đặt chân xuống làng Kim Long cụ thể là đình Hồng Thái đầu tiên.

Bác quyết định  đặt “đại bản doanh” của Trung ương Đảng trên mảnh đất này. Người trực tiếp lãnh đạo làm việc, tham gia các buổi hội thảo để chuẩn bị các điều kiện tiến tới tổng khởi nghĩa cách mạng tháng 8 năm 1945 giành lại độc lập cho tổ quốc. Chiến thắng chưa được bao lâu, 2 năm sau đó giặc Pháp lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Năm 1947-1954 Bác cùng các cán bộ lãnh đạo Đảng quay trở lại đây mở cái cuộc hội họp, đưa ra các chiến lược, ATK trở thành  “Trung tâm Thủ đô Kháng chiến”. Nhờ sự lãnh đạo tài tình dân tộc ta liên tiếp giành thắng lợi vẻ vang đẩy lùi được kẻ địch ra khỏi bờ cõi nước nhà.

cây-đa-tân-trào

Review thuyến minh về di tích Cây Đa Tân Trào cho học sinh

Thông tin chia sẻ từ trang chuyên về du lịch cho học sinh tại Dulich.Pro.Vn review theo chương trình tham quan học tập trong buổi chiều nay của lớp mình, chúng ta cùng nhau tập chung tham quan tại khu di tích Cây Đa Tân Trào. Cây đa nằm ở đầu làng Kim Long, gồm có hai cây đa cao lớn xù xì có tuổi đời lên tới cả trăm năm nằm cạnh nhau. Người dân làng hay gọi đây là cây đa đôi hay còn tếu táo gọi là cây đa ông và cây đa bà. Do sức gió của bão quá lớn, 10 năm trước cây đa ông đã bị gió quật đổ chỉ còn lại một nhánh nhỏ, cây đa bà cũng vì thế mà gần như chết khô. Để lưu giữ lại dấu tích tỉnh Tuyên Quang đã nuôi dưỡng chăm bẵm để cây có thể trở nên tươi tốt như bây giờ. Trông không khí sôi sục của cuộc khởi nghĩa, dưới gốc đa Tân Trào, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1. Ngay sau đó quân Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Bằng một điều thần kỳ nào đó chỉ sau có 2 ngày thôi và tối ngày 19/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội kết thúc thắng lợi. Từ đó, cây đa Tân Trào đã trở thành một biểu tượng cách mạng của Thủ đô Khu giải phóng Tuyên Quang.

Phía sau cây đa là ngôi làng Kim Long, đây là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày. Ngôi làng Kim Long nằm trong một thung lũng nhỏ, bốn bề có núi rừng bao bọc. Ngày ấy, điều kiện bà con còn khốn khó, phải chịu cảnh đói nghèo đa số đều không biết chữ. Kể từ khi bác về mang theo khát vọng giải phóng dân tộc, khát vọng đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân cuộc sống của dân làng ngày một đi lên. Cùng với lòng yêu nước nồng nàn đồng bào đã chứng tỏ cho quân ta thấy qua việc cắt máu ăn thề  nguyện đi theo Việt Minh làm cách mạng đến cùng. Sau cách mạng tháng 8 thành công giành được quyền tự do độc lập, làng Kim Long đổi tên thành làng Tân Lập với ý nghĩa phong trào mới, đổi mới độc lập về mọi mặt sao cho cuộc sống của bà con con ngày càng trở nên tốt hơn.

Sau khi tham quan chụp ảnh ở cây đa xong, chúng ta đi bộ thêm 500m nữa hướng về phía đông tới dâng hương làm lễ và tham quan Đình Hồng Thái hay còn có tên gọi khác là đình Tân Trào. Ngôi đình xây theo lối kiến trúc nhà sàn miền núi, được dựng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp văn hóa sinh hoạt của dân làng. Trong đình thờ thần hoàng làng và 7 vị sơn thần đại diện cho thần núi xung quanh làng Kim Long. Bác Hồ của chúng ta quyết định chọn đây là nơi tổ chức hội họp quốc dân đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định lấy lấy quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, lấy bài tiến quân ca làm quốc ca và cử ra ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Sáng ngày 17/8/1945 tại đây Bác đã đọc lời  tuyên thề quyết tâm giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.

Trên đường lên Lán Nà Nưa điều làm bạn ngỡ ngàng, dừng chân ngắm nhìn khung cảnh nên thơ trữ tình bên hồ Nà Nưa. Ngày xưa nơi đây có dòng suối Khuôn Pén chảy qua. Sau này, khi Bác về người chỉ đạo cho dân các đông chí ngăn vách đắp đập tạo thành hồ thủy điện nhân tạo cung cấp nước chủ yếu cho cuộc sống sinh hoạt, tưới tiêu của đồng bào. Năm 1970 hồ được hoàn thành và lấy tên là hồ Nà Nưa. Với dòng nước xanh biết quanh năm hòa lẫn cái tiết trời trong lành dễ chịu dễ chiều lòng người. Hiện nay, để phục vụ cho khách du lịch tham quan cũng như quảng bá phong tục tập quán tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức CLB hát Then do các cô gái Tày thể hiện trên hồ. Thỉnh thoảng tới đây bạn sẽ bắt gặp những cô gái Tày mặc trang phục truyền thống, tay vừa gảy đàn tính vừa cất giọng hát ngân vang náo nhiệt phá vỡ đi cái tĩnh lặng vốn có của hồ nước.

Ngày ấy Bác về, làng còn đơn sơ, Bác có ở nhờ tại nhà ông Nguyễn Tiến Sự trong làng, ngày nay ngôi nhà vẫn được gìn giữ mở cửa cho du khách thập phương tới tham quan. Ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Tiến Sự khoảng một tuần, để bảo đảm bí mật và thuận tiện cho công việc, cuối tháng 5 năm 1945 cán bộ đưa bác lên đỉnh núi tìm nơi dựng lán. Người nhất quyết không chịu nghe vì ở đây xa dân quá. Cuối cùng Bác chọn một mảnh đất chống trong khu rừng Nà Nưa dựng lán làm nơi ăn, ở, làm việc việc, tiếp khách và truyền thông tin mật. Từ đó gọi là Lán Nà Nưa, lán nằm không quá xa khu bà con sống  thuận tiện giao lưu đi hơn. Chiếc lán nhỏ 2 gian  đơn sơ được dựng lên bởi 6 cột tre, xung quanh bọc bằng phên nứa đan thành, mái lợp bằng lá  mọc lên giữa núi rừng hoang vu, nằm ẩn hiện sau những bóng cây rừng già tránh tầm ngắm của địch. Vào những ngày nắng nóng như thiêu như đốt cuối tháng 7 năm 1945, do điều kiện thiếu thốn, ăn uống không điều độ, mỗi bữa ăn của Bác vô cùng đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng, cơm chan nước chè xanh khiến sức khỏe càng ngày càng yếu dần. Người bị ốm nặng dẫn đến sốt mê man các cán bộ rất lo cầu mong  cho Bác mau khỏi  nên đã và rừng hái thuốc về sắc cho Bác uống, có người còn bắt cả baba đem về cắt tiết pha vào rượu cho Bác uống. Một đêm, đại tướng Võ Nguyên Giáp lên báo cáo tình hình công việc mới thấy người yếu quá, ông đã xin ở ngủ lại một đêm để chông Bác. Trong cơn sốt mê man Bác vẫn mang theo một lòng quyết tâm diệt giặc, lúc tỉnh lúc mê người dặn Ông phải bằng mọi cách cho dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng nhất định phải dành lại được độc lập cho tổ quốc. Nhận thấy có điều bất ổn Ông đã lập tức viết thư nhờ tìm thầy thuốc khắp nơi tới chữa bệnh cho Bác, biết được tình hình một cụ lang già người Tày đã tới bóp mạch khám cho Bác. Sau khi Bóp mạch xong ông đi vào rừng đem về một loại củ đốt cháy rồi đem hòa vào cháo loãng cho Bác Uống. Bác uống xong một lát sau người từ từ tỉnh dậy, uống thêm và lần nữa Bác khỏe hơn hẳn gượng dậy làm việc. Từ sau khi chữa trị cho Bác khỏi xong người ta không còn thấy cụ lang già xuất hiện nữa, người dân cũng chuyền nhau đi tìm khắp nơi mà không tìm thấy, không một ai biết thầy lang đó ở đâu.

Chi phí giá vé tham quan di tích lịch sử ATK Tân Trào Tuyên Quang

Khu ATK Tân Trào được thành lập với tổng diện tích lên tới 561,1km2  bao gồm 12 xã trong địa bàn thuộc hai huyện Yên Sơn và Sơn Dương, Tân Trào, Tuyên Quang.

Khu ATK mở cửa đón khách vào tất cả các ngày trong tuần với giá vé vào cửa là: Người lớn: 20.000vnd/người; Trẻ em: 10.000vnd/người. ( Trẻ em dưới 2 tuổi được miễn phí hoàn toàn).

tham-quan-di-tích-atk-tân-trào

Kinh nghiệm lưu ý hữu ích đi du lịch Tân Trào – Tuyên Quang

Đến du lịch Tân Trào – Tuyên Quang, du khách không những được tham quan học hỏi mà còn được tham gia khám phá những nét đẹp văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc Tày hay thưởng thức đặc sản địa phương. Bà con trong làng rất dễ gần đặc biệt là khiếu khách. Tuy nhiên mỗi nơi đều có một tập tục riêng, chúng ta không nên vì sự thân thiện đó mà phá vỡ đi quy tắc sống của họ. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi các bạn đến nhà ở của người Tày:

– Nhà sàn được dựng chủ yếu là các loại gỗ, mái được lợp bằng lá rất dễ cháy chính vì thế khi ở bạn phải thật cẩn thận không được mang vật dễ cháy hay sử dụng lửa trên nhà sàn.

– Cần lấy đồ dùng để trên gác nhà hoặc gác bếp phải nhờ đàn ông trong nhà lấy cho, phụ nữ không được trèo lên lấy như thế là thiếu tôn trọng năm giới. Nếu trong nhà không có đàn ông đồng nghĩa với việc nhà đó vô phúc.

– Họ có tập tục không được để lửa bếp tắt khi có người ở nhà, nếu vào nhà ai có thấy trên bếp lửa đang cháy cả khi không đun nấu gì thì nhớ đừng dập mất của họ nhé.

– Trong suốt quá trình di chuyển tham quan sẽ phải đi bộ khá lâu nên lựa chọn giày thể thao hay những đôi dép êm ái dễ dàng di chuyển nhất.

–  Bạn nhớ chuẩn bị mang ô, mũ và kem chống nắng để dùng khi cần thiết nhé.

– Không được mang vật sắc nhọn hay khắc các ký hiệu lên cột gỗ trong nhà của bà con.

– Người Tày theo tín ngưỡng tổ tiên, nên bàn thờ luôn được đặt ở nơi trang trọng nhất thường là đặt ở giữa nhà. Với bà con vạn vật đều có linh hồn, dù là người đã mất vẫn luôn dõi theo cuộc sống thường ngày của người ở lại. Vì thế mà đi đâu cũng đều thắp hương xin gia tiên.

– Đối với phụ nữ có thai hay mới sinh kể cả khách cũng vậy không được phép ngồi hay nằm trên ghế hoặc giường trước bàn thờ.

– Người Tày kiêng kị không được dùng sào chọc mọi vật trong nhà, đặt biệt là không được chọc lên nóc nhà với họ như vậy sẽ mang lại những điều không may mắn.

– Khi ngồi ăn cơm chung cùng chủ nhà mà không thấy nữ chủ nhà đâu thì đừng thắc mắc nhé vì nữ chủ nhà không được đến khu vực dành cho khách nam giới. Nhà mà có khách thể hiện sự tôn trọng khách và tôn trọng việc riêng của chồng họ phải dọn xuống bếp ăn.

– Đến nhà ai mà thấy trước cửa treo một cành lá xanh tức là nhà này mới xanh em bé không cho người lạ vào chơi.

– Vì là ở cùng với người dân bạn nhớ chú ý không được đụng vào bất cứ đồ hay hái hoa quả trong nhà khi chưa khỏi ý kiến chủ nhà.

– Trong khi đi tham quan không nên nô đùa quá to làm ảnh hưởng tới người dân xung quanh.

– Nếu có trẻ con đi cùng luôn chú ý trông các cháu cẩn thận tránh để leo trèo lung tung, đu lên lan can ở khu nhà sàn

– Đây là khu du lịch mang ý nghĩa lịch sử thiêng liêng vì thế khi đi dâng hương làm nên bạn nên lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, vừa nhã nhặn vừa thoải mái sao cho phù hợp nhất.

Có thể nói ATK Tân Trào vừa là thủ đô khu giải phóng lại vừa là trung tâm thủ đô kháng chiến trong cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ của các anh hùng dân tộc ta chống phát xít xâm lược. Khu căn cứ trở thành chứng nhân lịch sử sống với nhiều cụm di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam.

#

No responses yet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản quyền thuộc về Du Lịch Văn Lang Travel | www.dulichvanlang.com